Trường THCS, THPT Nguyễn Văn Linh

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

1. Hiệu Trưởng:
SĐT: 02596.559.009
DĐ: 038.5959.330
2. Thanh tra nhân dân:
DĐ: 094.8822.904

Liên kết

Cổng thông tin tuyển sinh BGDĐTBộ Giáo dục và Đào tạoWebsie Sở GD-ĐT Ninh ThuậnThông tin tuyển sinh ĐH, CĐ 2012Bài giảng Elearning
ky thi thpt quoc gia

Giúp học sinh tự định hướng nghề nghiệp

Thứ Tư, 07/03/2012, 10:54 PM
Lượt xem: 3833

Tự định hướng nghiệp là một công việc quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi học sinh. Nếu các bạn không được định hướng hoặc tự định hướng nghề trước khi vào đời sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ đi ngang, rẽ tắt tùy tiện để tìm một chỗ dừng chân…Điều này gây ra sự lãng phí rất lớn về mặt thời gian, tiền của không chỉ đối với cá nhân mà đối với cả xã hội.

I. Tầm quan trọng của việc tự định hướng nghề nghiệp

Tự định hướng nghiệp là một công việc quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi học sinh. Nếu các bạn không được định hướng hoặc tự định hướng nghề trước khi vào đời sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ đi ngang, rẽ tắt tùy tiện để tìm một chỗ dừng chân…Điều này gây ra sự lãng phí rất lớn về mặt thời gian, tiền của không chỉ đối với cá nhân mà đối với cả xã hội.Thực tế hiện nay cho thấy, việc chọn ngành nghề của giới trẻ chủ yếu vẫn là theo cảm tính, chọn ngành nào cho “oai”, chọn theo phong trào hoặc đơn giản là dễ thi đậu… Ngành nghề trong xã hội rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu riêng trong khi học sinh hầu như chưa có khả năng xác định sự phù hợp tương đối giữa năng lực của bản thân với ngành nghề mình chọn lựa; ý thức về sự ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, năng lực, tố chất, thiên hướng, ngoại hình, năng khiếu, gia đình, điều kiện kinh tế... đối với việc chọn nghề cũng chưa sâu sắc. Vì vậy, câu hỏi “làm gì sau khi tốt nghiệp THPT” luôn là câu hỏi khiến nhiều bạn học sinh lúng túng, không tìm được câu trả lời xác đáng.

Theo điều tra mới đây của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 2 triệu học sinh tốt nghiệp THPT, trong đó có trên 70% không được giáo dục hướng nghiệp một cách đầy đủ; chỉ có 8,1% học sinh dự định thi vào các trường trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề, còn có tới 82% muốn vào đại học…. Điều này đã gây sức ép rất lớn lên các kỳ thi tuyển sinh đại học hàng năm và gây nên tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong giáo dục đào tạo cũng như cơ cấu lao động ở nước ta.

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc  định hướng nhầm lẫn của học sinh

Muốn có một tương lai vững chắc, bạn cần phải chọn cho mình một nghề vững chắc. Nếu sự lựa chọn ấy không đúng đắn, tương lai của bạn đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Vì thế, cần tỉnh táo và cân nhắc kỹ khi chọn cho mình một nghề nghiệp cụ thể. Tránh những quan niệm sai lầm khi chọn nghề sau đây:
+ Chọn nghề theo sự mong muốn, áp đặt của người thân. Trong gai đình, bố mẹ thường quan niệm con cái nên đi theo những “nghề truyền thống của gia đình” và buộc con cái họ phải thi vào ngành nghề mà họ tự vạch sẵn, buộc các bạn phải tuân theo hay chọn dựa trên mối quan hệ có sẵn. nếu những nghề đó không phù hợp với hứng thú và năng lực của bản thân thì nó sẽ trở thành “vật cản” cho tương lai nghề nghiệp của mình.
+ Chọn nghề theo sự rủ rê của nhóm, của bạn thân. Chúng ta nên nhớ, tương lai nằm trong tay mình, không ai có thể giúp mình tiến xa và thành công ngoại trừ mình, do đó bạn cần phải cẩn thận hơn, tránh những lời “dụ dỗ” từ phía cộng đồng.
+ Chọn nghề may rủi theo kiểu chọn đại. Một số bạn trẻ đôi khi không xác định được khả năng của mình đến đâu, và mình đam mê cái gì, thường có quan niệm “chọn đại”. Sau đó lại hối hận với sự quyết định của mình. Nếu chúng ta còn bối rối trước những vấn đề này, cần nhờ người tư vấn thêm.
+ Chọn nghề chỉ ở bậc đại học. Chúng ta nên có cái nhìn thoáng hơn về nghề nghiệp. Không phải chọn nghề ở bậc đại học, ra trường sẽ có điều kiện làm việc tốt hơn, hay chọn bậc đại học cốt yếu để “có tiếng”. Thực chất, khi làm việc, nhà tuyển dụng sẽ cần năng lực và tâm huyết của bạn cho công việc chứ không phải ở tấm bằng đại học. Và chúng ta cũng nên nhớ rằng, đại học không phải là con đường duy nhất để dẫn đến sự thành công, mà nó là con đường ngắn nhất. Chúng ta không nên phiền muộn khi không đậu được vào đại học và không nên nghĩ rằng tương lai mình đã kết thúc tại đó. Nếu khi thấy mình chưa đủ “sức” và “lực” để bước vào cổng trường đại học, bạn đừng ngần ngại và can đảm bước qua rào cản tâm lý để đầu quân vào một trường Cao đẳng hay TCCN, thậm chí là trung tâm đào tạo nghề nào đó …Nếu như bạn có hứng thú, đam mê và đủ năng lực có chí học tập suốt đời học tập suốt thì cơ hội học liên thông lên các bậc học cao hơn trong tương lai sẽ ở trong tầm tay của bạn,
+ Chọn nghề theo “mác”, thao “nhãn”, theo trào lưu. Việc tiếp thu kiến thức từ internet, báo chí đã khiến cho một số bạn trẻ cảm thấy thích thú khi nghe những tên nghề có tiếng “vang” như “PR- Public relations- Quan hệ công chúng”, “Copywriter- Người viết ý tưởng”…nhưng rất ít các bạn trẻ đam mê và theo đuổi đến nơi. Cuối cùng thì, “mác” vẫn chỉ là “mác”, kiến thức thu thập không nhiều và kinh nghiệm cũng chẳng có.
+ Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không. Bất cứ công việc nào, dù dễ kiếm tiền đến đâu, nếu bạn không thích thú và cứ ép mình vào khuôn khổ thì sẽ có lúc bạn cảm thấy chán nản và muốn buông xuôi tất cả.
+ Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế, cá nhân hoặc gia đình. Trong trường hợp này, bạn cần phải cân nhắc kỹ. Không phải lúc nào bạn cũng có đủ điều kiện để thực hiện công việc của mình. Ví dụ như bạn đam mê thời trang và thích làm nhà thiết kế thời trang, bạn phải thường xuyên ra nước ngoài để tìm kiếm thông tin, loại vải, mẫu thiết kế cho công việc của mình. Nhưng nếu bạn không có đủ điều kiện về kinh tế thì bạn không thể nào đáp ứng những việc bạn đã vạch ra. Vì thế, cần phải biết suy nghĩ chính xác về định hướng nghề nghiệp của bạn.
+ Chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội. Rất ít các bạn trẻ chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội. Thường là những bạn sống nội tâm, có chiều hướng nội và hơi lập dị. Bạn sẽ khó thăng tiến trong nghề nghiệp hơn khi chọn nghề như thế.
+ Nhờ những người dùng phương pháp thần bí lựa nghề giúp bạn như các nhà chiêm tinh, thầy bói (xem chỉ tay, coi tướng…). Việc chọn nghề không liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo hay bất cứ mê tín nào cả. Do đó, nó không ảnh hưởng đến sự chọn lựa của bạn. Đừng tin vào những lời mê tín sẽ làm cho suy nghĩ của bạn bị lung lay và dẫn đến quyết định sai lệch. Hãy tỉnh tảo và sáng suốt hơn.

III. Cách chọn nghề một cách khoa học

Chọn nghề là khởi đầu của hướng nghiệp lâu dài. Khi tự định hướng, nếu nhìn xa thấy trước, thế nào bạn cũng phải cân nhắc kỹ giữa khó khăn và thuận lợi, giữa danh nghĩa và giá trị thực chất, giữa nhu cầu và hiện thực... Bạn không thể bỏ qua những mối tương quan biện chứng đó, mà phải xác định chúng trước khi lựa chọn nghề. Sự thành công hay thất bại của bạn về sau (khi học nghề, vào đời, lập nghiệp và hành nghề...) phần lớn cũng xuất phát từ đây.

1. Xác định khó khăn và thuận lợi

Với đa số trường hợp hiện nay, việc chọn nghề thường gặp khó khăn vì bị rối nhiễu thông tin từ nhiều phía. Không đủ thông tin đã khó, mà quá nhiều thông tin cũng khổ, vì không biết nên lựa chọn thế nào trong một rừng các dữ liệu. Ngoài rừng dữ liệu, còn có cả trăm ngàn nghề, khiến ta dễ rối trí, dù hết sức bình tĩnh. Nếu chưa tìm hiểu kỹ về ngành nghề và nhất là chưa thực sự biết rõ về tư chất của bản thân mà đã vội chọn nghề, chắc chắn sẽ bị trả giá vì bị lầm. Bởi vậy, phải xác định hết khó khăn và thuận lợi để vượt qua sự nhầm lẫn. Tuy nhiên, nhận thức được hết khó khăn và thuận lợi cũng không đơn giản. Do cảm tính dễ đánh lừa ta, nên thường bị ngộ nhận mà ta không biết. Muốn biết, hãy hết sức tỉnh táo, khách quan, dùng lý trí thay cho cảm tính, tham khảo và phân tích những thông tin mang tinh chất khoa học, hơn là nghe những nguồn tin nặng về ý nghĩa tiếp thị, quảng cáo, chào hàng. Dựa vào đâu để có cơ sở phân tích khách quan và khoa học? Dưới đây là những căn cứ chủ yếu :

Để xác định cho mình một nghề phù hợp, cá nhân phải có nhận thức đúng về nghề và khả năng của bản thân đáp ứng nhu cầu của nghề đó. Nói cách khác, cá nhân phải có khả năng xem xét, so sánh, đánh giá những dạng khác nhau của hoạt động lao động để đi tới một quyết định chọn nghề, không chỉ phù hợp với bản thân mà còn thoả mãn các điều kiện: kinh tế, chính trị, xã hội và các yếu tố khách quan khác.

            Trước khi quyết định chọn nghề, bạn phải tự trả lời được 3 câu hỏi:

1. Tôi thích nghề gì? Hứng thú.

2. Tôi có thể làm nghề gì? Năng lực.

3. Tôi cần phải làm nghề gì? Yêu cầu của xã hội, thị trường lao động.

Điểm gặp nhau ở 3 câu trả lời chính là miền chọn nghề tối ưu.

●  Tam giác hướng nghiệp của K. Platonov :

* Đặc điểm cá nhân. Ngoài sức khỏe và giới tính, cần căn cứ vào hai đặc điểm chính của nhân cách: Tính cách và Năng lực. Để chọn nghề, rồi học nghề và hành nghề, đừng coi nhẹ mặt tính cách. Nhiều trường hợp năng lực giỏi nhưng tính cách không phù hợp với yêu cầu và chức năng của nghề đó, vẫn thất bại giữa chừng. Để kiểm chứng chính xác đặc điểm cá nhân, không dễ, thường phải qua trắc nghiệm tâm lý và qua những trải nghiệm trong đời. Kinh nghệm cho thấy, kiểm chứng về mặt tính cách khó hơn (nghĩa là dễ bị lầm lẫn hơn) so với kiểm chứng về mặt năng lực.

* Tính chất ngành nghề. Các nghề trong cùng một ngành không hẳn có cùng một tính chất, nhiều khi rất trái ngược nhau. Có nghề phải vận dụng tư duy lôgíc nhiều hơn, có nghề khai thác tư duy nhân văn là chính. Có nghề phải đi nhiều, cần hoạt động sôi nổi ; có nghề cần lắng sâu, tĩnh tại mới làm tốt. Có nghề cần một tầm nhìn bao quát, chiến lược; có nghề cần đi vào thủ thuật, chi tiết... Một cách tổng quát : Đặc điểm nghề xác định người theo nghề phải có tính cách hướng nội hay hướng ngoại. Cho nên, tính chất nghề liên quan rất chặt chẽ đến đặc điểm cá nhân, nhất là mặt tính cách. Thuận lợi hay khó khăn khi chọn nghề cũng từ đấy mà ra.

* Nhu cầu xã hội. Điều trớ trêu thường gặp là: khi chọn nghề ta thích thì chưa hẳn nghề đó đang "hot" (đáp ứng nhu cầu đang nóng của xã hội), có khi không dễ kiếm sống được với nghề ấy. Trong trường hợp đó, phải cân nhắc đến khó khăn và thuận lợi trước mắt với lâu dài. Có thể tạm thời gác lại sở thích lâu dài để theo đuổi một nghề đang "hot" (dù ta chưa thích) với hy vọng "lấy ngắn nuôi dài". Đấy cũng là một phương án giải quyết - một giải pháp tình thế.

         Ngoài ra, cần cân nhắc những yếu tố khác như : điều kiện kinh tế(tối thiểu phải có đủ kinh phí để trang trải) ; khoảng cách địa lý (tối thiểu phải thuận lợi cho việc đi lại, ăn ở... trong quá trình học nghề) ; hoàn cảnh thời gian (nếu thời gian học nghề quá lâu cũng là một yếu tố khó khăn cho người nghèo). Như vậy để thấy, hướng nghiệp nói chung và chọn nghề nói riêng không phải là "giấc mơ hoa", chẳng phải khi nào cũng được "trải thảm đỏ". Dù có hoa hồng và thảm đỏ... thì bông hồng nào cũng có gai, thảm đỏ nào cũng có mặt trái

2. Xác định đúng danh nghĩa và giá trị thực chất

Nhiều bạn trẻ khi chọn nghề thường băn khoăn: nghề đó có triển vọng lâu dài không, có dễ kiếm

việc làm không, có thể giúp thăng tiến nhiều không, liệu có nhiều "nghiệp chướng" không ?... Đặc biệt, không ít người khi chọn nghề đã nóng lòng quan tâm đến vấn đề : nghề đó có danh thơm không, có dễ kiếm nhiều tiền không ?...

Mối quan tâm nào cũng có lý riêng của nó, nhiều sự quan tâm trong đó đáng được trân trọng và cần được thỏa mãn. Với tuổi trẻ, sự quan tâm luôn đi kèm với điều mơ ước. Chọn nghề là sự tổng hòa của nhiều lựa chọn bước đầu trong việc thực hiện ước mơ. Nó thể hiện não trạng, tâm hồn, cá tính và nhân cách của mỗi người. Kèm theo, nó cũng thể hiện hoàn cảnh, môi trường và các mối quan hệ chi phối sự mong đợi của người đó. Để không bị mất phương hướng trong những mối lo toan và quan hệ chằng chịt ấy, người chọn nghề cần xác định danh nghĩa và thực chất của nghề.

Nghề nào cũng có "danh", thể hiện trước hết qua tên gọi của nó. Nhưng, xét về mặt "danh nghĩa" hay "danh giá" thì đi sâu vào cái tên (danh xưng) cần phải hiểu biết ý nghĩa nhiều mặt và nhiều tầng của nó. Cũng là học nghề cả, nhưng tại sao nói "được đào tạo ở trường dạy nghề" thì nhiều bạn có cảm giác "không oai" bằng "học ở trường đại học" ? Đó là tâm lý sính danh nghĩa chứ không chuộng thực chất. Cũng vì chưa đủ hiểu biết về nghề nghiệp nên có sự phân vân bởi hai chữ học nghề (nghe không "kêu" bằng học đại học ). Đó là sự ngộ nhận đáng tiếc.

Thực ra, nghề nào cũng cần phải học nếu muốn được lành nghề, hay "nghệ tinh". Giá trị thực chất của một nghề không phải do danh nghĩa của nghề đó quyết định. Chính sự lành nghề và mục đích cao đẹp khi hành nghề của người sống với nghề đó mới đem lại giá trị thực chất cho nghề. Chính nhân cách của người mới làm đẹp (hay làm xấu) cho nghề. Jack Canfield- một chuyên gia tư vấn hướng nghiệp hàng đầu của Mỹ, đã khẳng định: "Có bằng cấp đại học hoặc hơn mà hành nghề không tốt vẫn không có giá trị bằng người có chứng chỉ nghề mà hành nghề thông thạo và giàu lương tri. Chính người đó mới đem lại giá trị thực chất cho nghề".

3. Xác định nhu cầu và hiện thực

Theo hướng này, có nhiều chuyên gia tư vấn hướng nghiệp diễn đạt một cách khác: xác định ước mơthực lực, hoặc kết hợp lãng mạnvớithực tế. Chọn nghề là một trong những nhu cầu để thực hiện ước mơ. Ước mơ đó có khi rất lãng mạn. Để tránh ảo tưởng hoặc không tưởng khi ước mơ nghề nghiệp, cần và rất cần gắn kết nó với thực lực và thực tế. Nghĩa là, phải tạo dựng mơ ước và xác định nhu cầu trên cơ sở hiện thực. Ước mơ đẹp, yêu cầu cao nhưng hiện thực chưa tốt mà cứ lao vào, thì sự cố gắng chỉ hoài công, nhiều khi trả giá rất đắt.

Với bạn trẻ, nhất là với HS đã học xong phổ thông, muốn hướng tới một nghề chính xác để lập nghiệp và lập thân, cần tự đặt ra yêu cầu đầu tiên cho việc chọn nghề là không chọn nhầm nghề, không học nhầm trường. Chọn trường để học nghề (dù nghề ở trường dạy nghề, hay nghề ở trường đại học) là một sự lựa chọn hết sức quan trọng trong đời.

Như vậy, quá trình chọn nghề của các bạn cũng cần gắn liền với ý thức: hạnh phúc và thành công trong nghề nghiệp của mỗi người nó không chỉ là hạnh phúc đơn lẻ mà đó là hạnh phúc và sự phát triển chung của cả cộng đồng.

IV. Những bí quyết giúp bạn giải quyết những khó khăn khi tự định hướng
  
Bạn cần xác định, mình phù hợp với ngành nghề nào. Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp và loại bỏ dần. Ngoài ra, bạn có thể làm những bài trắc nghiệm về nghề nghiệp. Các bài trắc nghiệm sẽ đưa ra những tư vấn và dự đoán về nghề nghiệp hoặc nhóm ngành phù hợp với bạn hơn. Ngoài ra, việc chọn nghề còn phải xét đủ đến những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế ở xung quanh ta, và có rất nhiều phương pháp để ta định hướng nghề nghiệp tốt.
    Bạn hãy thử sức ở lĩnh vực mà mình chú ý tới, làm một số công việc để xem mức độ thích hợp của mình với công việc như thế nào. Sau đó nên đánh giá các mức độ yêu thích các công việc theo thứ tự và tìm ra cho mình sự lựa chọn tối ưu nhất.
     Bạn có thể đến trung tâm tư vấn về tâm lý, giáo dục, nơi họ có thể cho bạn những lời khuyên, những kiến thức quan trọng về tư vấn nghề nghiệp. Hơn nữa, bạn nên tham khảo trước ý kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè để đánh giá năng kực và sở thích của mình phù hợp với ngành nghề nào.
     Hãy đến các buổi hội thảo, thuyết trình để tìm kiếm thông tin trực tiếp, ngoài việc đến thư viện, lên Internet. Tranh thủ những lúc rãnh, tìm hiểu những điều kiện khó khăn và thuận lợi để định hướng nghề nghệp tốt hơn. Qua đó, có thể tìm được nhiều biện pháp để giải quyết các khó khăn đó.

* Sau đây là một số thông tin, bạn cần phải biết trong quá trình tự định hướng nghề nghiệp:
- Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề
- Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề.
- Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó.
- Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
- Những nơi đào tạo ngành nghề từ hệ công nhân kỹ thuật cho đến bậc đại học.
- Học phí, học bổng.
- Bằng cấp và cơ hội học lên cao .
- Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo.
- Tìm hiểu khối thi tuyển sinh đầu vào, điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp.
- Những nơi có thể làm việc sau khi học ngành nghề.
- Những chống chỉ định y học.
- Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của nhà trường

Một thông điệp tôi muốn gửi tới tất cả các bạn: "Chọn nghề là chọn tương lai, là gieo vận mệnh.".

nguồn http://thpt-vinhloc-thuathienhue.edu.vn

Những tin liên quan

hoc tap ho chi minh

Tuyên dương học sinhnew

Trần Đình Bắc

Lớp 9 - Học Sinh Giỏi Nhất Khối 9 - năm học 2023-2024.

Trần Thị Thanh Châu

Lớp 7/1 - Học Sinh Xuất sắc - năm học 2023-2024.

Võ Thị Hoàng Yến

Lớp 6/2 - Học Sinh Xuất sắc - năm học 2023-2024.

Nguyễn Minh Tín

Lớp 6/2 - Học Sinh Xuất sắc - năm học 2023-2024.

Trần Lê Duy Khang

Lớp 9/2 - Giải Nhất môn Lịch sử THCS cấp Tỉnh - năm học 2023-2024.

Trần Thư Huỳnh Như

Lớp 9/2 - Giải Ba môn Lịch sử THCS cấp Tỉnh - năm học 2023-2024.

Trần Thị Hồng Lam

Lớp 11C1 - Giải Ba môn Lịch sử THPT cấp Tỉnh - năm học 2023-2024.

Trịnh Quốc An

Lớp 10C1 - Học Sinh Xuất sắc - năm học 2023-2024.

Nguyễn Trang Bảo Trân

Lớp 10C1 - Học Sinh Xuất sắc - năm học 2023-2024.

Trần Thị Hồng Lam

Lớp 11C1 - Học Sinh Xuất sắc - năm học 2023-2024.

Lê Thị Phương Quỳnh

Lớp 11C1 - Học Sinh Xuất sắc - năm học 2023-2024.

Nguyễn Thị Thanh Vi

Lớp 11C1 - Học Sinh Xuất sắc - năm học 2023-2024.

Lê Thị Kim Ngân

Lớp 6/1 - Học Sinh Xuất sắc - năm học 2023-2024.

VĂN BẢN MỚI BAN HÀNHThư viện pháp luật

    CỰU HỌC SINHnew

    Chưa có thông tin cựu học sinh.
    Hãy click ngay để là người đầu tiên đăng ký!
    Xem danh sách Đăng ký cựu học sinh